Việt Nam được đánh giá là nước có trữ lượng bauxite nhôm nhôm lớn thứ 3 trên thế giới

Trữ lượng nhôm giá trị cao ở Việt Nam

Nhôm được sản xuất chủ yếu từ nguồn quặng bauxite. Theo báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam được ước tính là nước có trữ lượng quặng bauxite lớn thứ 3 thế giới, sau Guinea và Australia, với con số lên tới 3,7 tỉ tấn. Hàm lượng nhôm oxit (alumina) trong quặng bauxite rất đa dạng, tùy thuộc vào khu vực khai thác và tùy loại quặng. Trung bình, quặng bauxite chứa khoảng 40% nhôm oxit .

Tổ hợp Bauxite – nhôm Lâm Đồng

Để dễ tính toán, thống kê của USGS ước tính cứ 4 tấn quặng bauxite sản xuất được 2 tấn nhôm oxit, và từ đó sản xuất được 1 tấn nhôm kim loại. Với tỉ lệ 4/1 như vậy, 3,7 tỉ tấn quặng bauxite của Việt Nam có thể sản xuất được 925 triệu tấn nhôm – gấp hơn 500 lần núi nhôm hiện đang mắc kẹt ở Vũng Tàu.

Hay nói cách khác, núi nhôm chỉ bằng chưa tới 0,2% nếu so với trữ lượng khả thi ở Việt Nam. Như vậy, với trữ lượng nhôm hàng đầu thế giới, Việt Nam đang sở hữu “kho báu nhôm” với giá trị ít nhất lên tới 2.500 tỉ USD (tính theo tỉ giá hiện tại).

Tiềm năng lớn hơn rất nhiều

Đáng lưu ý, đây chỉ là con số ước tính theo USGS. Theo ước tính của Bộ Công Thương Việt Nam, trữ lượng của Việt Nam ở Tây Nguyên lên tới 5,4 tỷ tấn. Trong khi đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ước tính rằng “Tổng trữ lượng quặng bauxite của Việt Nam ước tính khoảng 8 tỷ tấn, trong đó có 7,6 tỷ tấn ở các tỉnh Tây Nguyên”. Có thể nói, trữ lượng và tiềm năng về bauxite và nhôm ở Việt Nam còn rất lớn.

Nhu cầu về nhôm ngày càng tăng do các đặc tính ưu việt khác nhau của nó như tính chất không độc, dẫn nhiệt cao, điện trở suất ăn mòn tốt và khả năng dễ dàng đúc, gia công và tạo hình.

Báo cáo Phân tích Quy mô Thị trường Bauxitee, Thị phần & Xu hướng Theo Sản phẩm (Lớp luyện kim, Lớp chịu lửa), Theo Ứng dụng (Sản xuất Alumina, Vật liệu chịu lửa), Theo Khu vực và Dự báo Phân khúc, 2020-2027 được đăng tải trên Grandviewresearch, nhu cầu nhôm thế giới năm 2020 là 296 triệu tấn, nhu cầu dự đoán năm 2027 là 389 triệu tấn.

Với nhu cầu ước tính nêu trên, trữ lượng nhôm của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu cho cả thế giới sử dụng trong vòng 10-12 năm.

Theo Báo Chính phủ, sau 5 năm (2017-2021) Nhà máy Alumin Nhân Cơ – thuộc ngành công nghiệp khai thác chế biến quặng bauxite để sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm – đã đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể, 6 tháng cuối năm 2017, dự án đã có lợi nhuận trên 13,6 tỷ đồng, sớm hơn so với thời gian dự kiến.

Năm 2018, sản xuất 650.000 tấn alumin quy đổi đạt công suất thiết kế. Năm 2019, sản lượng alumin quy đổi đạt 686.568 tấn, đạt 105% công suất thiết kế. Đạt 110% công suất thiết kế với sản lượng 715.268 tấn năm 2020. Và trong quý I/2021, sản lượng alumin của Công ty là 186.840 tấn, đạt 115% công suất thiết kế.

Vào ngày 21/1 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, việc sản xuất alumin quy đổi đạt 1,4 triệu tấn/năm, là năm đạt cao nhất từ trước đến nay là thành tích rất đáng ghi nhận bởi đây là ngành cần phát triển, là tiềm năng to lớn của đất nước.

Như vậy, có thể nói việc mở rộng và tăng cường năng lực khai thác bauxite, sản xuất nhôm sẽ đảm bảo tương lai cho ngành sản xuất kim loại của Việt Nam.

(Tất Đạt – báo Doanh nghiệp và tiếp thị)

Các tin liên quan