Dịch vụ gia công

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phổ biến hiện nay, công nghệ này tạo ra sự bám dính hoàn hảo cho màng sơn.

Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:

– Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…

– Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm nhựa gỗ,…

Phần lớn hiện nay sử dụng sơn dạng bột vì hiệu xuất làm việc của các hệ thống phun bột cao hơn nhiều so với phun sơn dung môi hoặc sơn nước. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sản phẩm có thể được thu hồi, tái sử dụng đến trên 90%. So với các kỹ thuật phun sơn ướt, phun bột tĩnh điện đạt được độ bao phủ lớn hơn vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết không trực diện với súng phun.

Trong quá trình sơn, bột sơn tĩnh điện được tích điện dương, còn bề mặt kim loại được tích điện âm. Theo nguyên lý dòng điện thì điện tích dương (+) sẽ hút vào điện tích âm (-). Vì vậy, mà lớp sơn mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt.

Quy trình sơn tĩnh điện nhôm

Bước 1: Xử lý bề mặt: Bước đầu tiên của quy trình sơn tĩnh điện chính là xử lý bề mặt qua bể nước, hoá chất để tẩy rửa dầu, đánh sạch rỉ trên bề mặt để vệ sinh sản phẩm.
Bước 2: Nhúng Crom: Tiếp theo là nhúng thanh nhôm vào bể hoá chất Crom, nhằm tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màn sơn và kim loại. Các bể này có thể được xây bằng chất liệu: bê tông, thép, inox và được phủ nhựa Composite.
Bước 3: Làm khô: Sản phẩm sau khi được xử lý bề mặt phải được làm khô trước khi sơn, sử dụng phương pháp làm khô bằng hơi nước để rút ngắn thời gian, đảm bảo độ bám dính của bột sơn và nhôm.
Bước 4: Phun sơn: Kế tiếp là bước quan trọng nhất của quy trình sơn tĩnh điện. Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên độ bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện. Lượng bột sơn dư có thể tái sử dụng cho lần sơn sau, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng súng phun, bột sơn được trải đều trên bề mặt sản phẩm. Quy trình phun sơn tĩnh điện này được thực hiện trong buồng phun sơn được điều khiển tự động bằng máy tính.
Bước 5: Sấy: Đây là công đoạn cuối cùng cho quy trình sơn tĩnh điện, thanh nhôm sau khi phun sơn sẽ được đưa vào buồng sấy bằng nhiệt độ trong khoảng 85°C đến 200°C.

Ưu điểm

  • Giúp tiết kiệm được chi phí, do bột sơn có thể tái sử dụng được nhiều lần, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tuổi thọ và độ bóng, bền tương tự như sơn dầu, sơn epoxy công nghiệp. Không bị ăn mòn bởi các hóa chất oxi hóa. Bảo bệ bề mặt kim loại an toàn.
  • Màu sắc đa dạng, phù hợp cho nhiều công trình.
  • Sơn tĩnh điện không chứa chất gây ung thư có hại, không giống như các phương pháp sơn phun chất lỏng truyền thống lạc hậu khác.

Các dịch vụ khác