Nhôm là kim loại phổ biến và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề hiện nay. Nhôm trong ngành điện tử thường được ứng dụng dưới dạng màng bọc của các vi mạch, bo mạch chủ, nhằm giúp quá trình truyền tải điện và nhiệt tốt hơn. Vốn dĩ đồng làm điều này tốt hơn nhôm, nhưng so về trọng lượng thì nhôm lại nhẹ hơn và được nhiều nhà phát triển sử dụng hơn.
Nhôm là gì?
Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.
Nhôm thuộc kim loại, có màu sắc trắng ánh bạc, mềm và nhẹ, có độ phản chiếu cao cũng như có tính dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Nhôm là kim loại không độc và có tính chống mài mòn. Nhôm cũng là kim loại có nhiều thành phần nhất.
Trong tự nhiên rất khó để tìm được nhôm nguyên chất, thông thường kim loại này được tìm thấy ở các quặng boxit ở vùng núi cao. Ở nước ta, nhôm được tìm thấy nhiều ở Tây Nguyên. Nhôm khi được kết hợp cùng oxygen và những nguyên tố khác. Người ta vẫn thường gọi là mác nhôm được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
Nói về mác nhôm thì có nhiều loại khác nhau. Mác nhôm thuộc nhóm số 6 được sử dụng nhiều hơn cả trong các ngành công nghiệp hiện nay.
Hợp kim nhôm trong seri 6xxx (6061, 6063) chứa silicon và Magie xấp xỉ với tỉ lệ cần thiết cho sự hình thành của silic Magie (Mg2Si), do đó làm chúng dễ xử lý được nhiệt. Hợp kim nhôm 6xxx có khả năng định dạng tốt, tính hàn, tính gia công, và khả năng chống ăn mòn tương đối tốt.
Tính chất của nhôm phù hợp để ứng dụng trong ngành điện tử
Nhôm có ba đặc tính tuyệt vời khiến nó rất hữu ích đó là: tỷ lệ độ bền trên trọng lượng cao, độ dẻo tuyệt vời và khả năng chống ăn mòn cao
Do nhôm có độ bền tương đương thép với trọng lượng chỉ bằng một phần nhỏ, việc sử dụng nó trong chế tạo các linh kiện giúp tiết kiệm năng lượng điện và nhiên liệu hơn khi sử dụng
Khả năng chống ăn mòn cao của nhôm cũng giúp đảm bảo an toàn cho các thiết bị
Đặc tính nhẹ của nhôm cho phép tạo ra nhiều bề mặt hơn và khối lượng ít hơn mà không ảnh hưởng đến độ bền cần thiết, để chống lại các vết nứt hay cá tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sử dụng
Do những tính năng vượt trội, từ sự phong phú đến khả năng chịu nhiệt và độ bền kéo, nhôm được sử dụng trong nhiều sản phẩm, lĩnh vực khác nhau.
Những ứng dụng của nhôm trong ngành điện tử
Băng tải lắp ráp linh kiện điện tử được thiết kế với chất liệu có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Không chỉ vậy, băng tải được thiết kế với khả năng chống tĩnh điện giúp sản phẩm không bị hỏng
Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, TV màn hình phẳng, màn hình máy tính và các thiết bị điện tử khác đang ngày càng sử dụng nhôm trong sản xuất nhiều hơn.
Các nhà sản xuất điện tử gần đây đang triển khai nhôm để thay thế thép và nhựa. Nó được sử dụng chủ yếu để làm mát CPU và bộ xử lý đồ họa, với khả năng dẫn nhiệt tuyệt vời khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng. Các mẫu thiết bị điện tử mới hơn có thân và các thành phần vỏ bằng nhôm.
Nhôm cứng hơn và đáng tin cậy hơn nhựa nhưng nhẹ hơn thép, kết hợp với khả năng hấp thụ và tản nhiệt bẩm sinh đã dẫn đến sự gia tăng sử dụng nhôm giữa các nhà sản xuất hàng đầu thị trường.
Nhôm được sử dụng trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí
Nhiều máy giặt tiêu dùng, máy sấy, máy rửa bát và các thiết bị khác cũng sử dụng khung nhôm trong thiết kế. Các thiết bị làm lạnh và cấp ẩm là những ứng dụng thực tế đặc biệt tốt của nhôm, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm lạnh và tạo ra hiệu quả làm lạnh cao. Tủ lạnh hiện đại sẽ khác nhiều nếu không có những ưu điểm mà nhôm mang lại.
Nhôm cũng được sử dụng trong việc sản xuất đĩa CD
Thế Anh
sưu tầm