Thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi thực hiện như thế nào? Các bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của nhomvietphap.biz để tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi theo quy định pháp luật hiện nay.
1. Nhôm thỏi là gì?
Hiện nay trên thị trường, mặt hàng nhôm có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên, nhôm thỏi chủ yếu được xác định gồm 02 loại nhôm thỏi chưa gia công và nhôm dạng thỏi, thanh, hình.
– Nhôm thỏi thuộc nhóm 7601 có tên tiếng Anh là “ingot”. Đây là nhôm thỏi thu được bằng việc tạo khối nhôm đã được điện phân hoặc bằng việc nấu chảy phế liệu nhôm và nhôm vụn (nhôm chưa gia công). Thông thường nhôm thỏi thuộc nhóm này được dự định là nguyên liệu cho việc cán, kéo, dập hoặc cho việc nấu lại hoặc cho việc tạo thành các sản phẩm nhôm đã được định dạng.
– Nhôm thỏi thuộc nhóm 7604 có tiếng Anh là “bar”. Ngoài mức độ chế biến như nhôm thỏi nêu tại nhóm 7601, loại nhôm này đã được cán, kéo khuôn hoặc luyện, không cuộn, có mặt cắt đặc đều nhau dọc theo chiều dài, hình dạng mặt cắt là hình tròn, oval, chữ nhật (kể cả hình vuông), tam giác đều hoặc đa giác đều lồi (kể cả hình tròn dẹt và hình chữ nhật biến dạng, có hai cạnh đối diện là vòng cung lồi, hai cạnh kia có chiều dài bằng nhau hoặc song song).
2. Chính sách nhập khẩu nhôm thỏi
Nhôm thỏi không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, không thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu nhôm thỏi tiến hành thủ tục nhập khẩu như những hàng hoá thông thường.
Nhôm thỏi được quy định thuộc nhóm HS: 7601 có thuế NK ưu đãi: 3%. (Tùy từng nước mà xin C/O cho phù hợp để giảm thuế nk) và chịu thuế VAT hàng nhập khẩu với thuế suất: 10%.
3. Hồ sơ hải quan nhập khẩu nhôm thỏi
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
- a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
- b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
- c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
- d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
- e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
- f) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc
Doanh nghiệp nhập khẩu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập khẩu để thủ tục thông quan diễn ra trôi chảy, cũng như hạn chế tối đa các chi phí lưu kho bãi.
Trên đây làthủ tục nhập khẩu nhôm thỏi vào Việt Nam. Nếu các bạn thấy có ý nghĩa xin hãy chia sẻ cho nhiều người củng biết nhé, cảm ơn các bạn.
Thế Anh
nguồn : haccgroup.vn