Lần đầu tiên xử lý HÌNH SỰ pháp nhân xâm phạm nhãn hiệu “ Nhôm Việt Pháp ” tại Phú Thọ

Công ty cổ phần sản xuất nhôm Việt Pháp Shal (địa chỉ tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) tố giác Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp – Nhà máy nhôm Việt Pháp, có trụ sở tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội và Chi nhánh tại Khu công nghiệp Trung Hà, Tam Nông, Phú Thọ đã có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong khi trước đó trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều chủ thể chưa nhận thức rõ được điều này và còn thờ ơ, chính vì thế những dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra khá nhiều.

Vừa qua, có một vụ án đã dấy lên hồi chuông cảnh báo mà các doanh nghiệp đang chú ý đó là vụ án “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” xảy ra tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đây là vụ án đầu tiên trong cả nước khởi tố điều tra về tội danh này và cũng là lần đầu tiên xử lý HÌNH SỰ pháp nhân xâm phạm nhãn hiệu trên cả nước.

 Lần đầu tiên xử lý hình sự pháp nhân xâm phạm nhãn hiệu ” Nhôm Việt Pháp ” tại Phú thọ ngày 14.01.2020 

1. Vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Ngày 14/1/2020, một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phải chịu trách nhiệm hình sự do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp.

Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp Shal ( Địa chỉ tại Lô KT, Khu CN Phúc Sơn, Trần Nhân Tông,  TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình) tố giác Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp – Nhà máy nhôm Việt Pháp, có trụ sở tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội ( Lô A2 CN8  Khu CN Vừa và Nhỏ Từ Liêm  và Chi nhánh tại Lô A Khu công nghiệp Trung Hà, Tam Nông, Phú Thọ đã có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp )

Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp – Nhà máy nhôm Việt Pháp và giám đốc công ty đã bị khởi tố với lý do sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu “Nhôm Việt Pháp SHAL”. Nhãn hiệu này trước đó đã được Công ty nhôm Việt Pháp SHAL đăng ký bảo hộ và sử dụng trên các sản phẩm thanh nhôm định hình mà công ty sản xuất.

Đây là vụ việc chưa từng được xử lý hình sự tại Việt Nam nên quá trình điều tra làm rõ khá khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của cơ quan điều tra, vụ án này cũng đã được khởi tố hình sự.

Xem chi tiết hơn về vụ án tại báo:

http://cand.com.vn/Lan-theo-dau-vet-toi-pham/Vu-an-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-duoc-phat-hien-nhu-the-nao-572863/ và https://giadinhvaphapluat.vn/nhan-hieu-nhom-viet-phap-shal-cuc-cap-vien-bac-p67245.html

2. Phân tích bài học rút ra từ vụ án xâm phạm quyền sở hữu Công nghiệp trên cơ sở pháp luật 

a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Nhãn hiệu bị xâm phạm là “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” của Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp Shal – Nhà máy nhôm Việt Pháp.

Nhãn hiệu này đã được đăng ký thành công và được cấp văn bằng số 4-0292021-000 vào ngày 04/12/2017. Chính vì thế, hành vi sử dụng nhãn hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” của Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp – Nhà máy nhôm Việt Pháp cho sản phẩm nhôm của Công ty này là đã xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp Shal – Nhà máy nhôm Việt Pháp.

b) Cơ sở pháp lý

Trách nhiệm của pháp nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại (Điều 226 BLHS 2015, bổ sung sửa đổi 2017) như sau:

“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a)183 Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Theo vụ án trên, ngày 22/04/2019, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ có kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH 174-19TC/KLGD kết luận: Sản phẩm nhôm thanh định hình gắn dấu hiệu “Nhôm Việt Pháp SHAL” như thể hiện trên mẫu vật đã đem đi giám định là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu “Nhôm Việt Pháp Shal” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký của Công ty cổ phần nhôm Việt – Pháp SHAL – Nhà máy Nhôm Việt Pháp.

Từ kết quả  đó và căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, ngày 2-8, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Vũ Văn Phụ (SN 1972, trú tại Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Kết quả, ngày 14/01/2020 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ra phán quyết nhà máy nhôm Việt Pháp phải nộp phạt 2 tỷ đồng và phải bồi thường thiệt hại về vật chất với số tiền tương ứng là 500 triệu đồng và tinh thần gần 15 triệu đồng cho Công ty nhôm Việt Pháp SHAL. Giám đốc của Công ty Nhôm Việt Pháp – Khu CN Từ Liêm bị phạt 500 triệu và bị cấm đảm nhiệm chức vụ này trong khoảng 18 tháng.

3. Lời khuyên của Luật sư 

Qua sự việc nêu trên, Luật sư Nguyễn Thị Hồng Dinh – Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có đôi lời chia sẻ và khuyên dành cho các chủ thể kinh doanh như sau:

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Dinh – Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

 Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là một việc hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhãn hiệu của bạn ra đời sớm hay muộn cũng không quan trọng bằng việc bạn đã bảo hộ cho nhãn hiệu đó hay chưa. Chỉ khi được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền thì nhãn hiệu đó mới thuộc quyền sở hữu của bạn. Nhờ đó, bạn mới có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình trước những tranh chấp hay khi phát hiện nhãn hiệu bị xâm phạm. Bên cạnh đó, tôi hi vọng từ sự việc nêu trên sẽ không có thêm bất kỳ vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra nữa vì qua vụ án lần này, các bạn cũng đã thấy chủ thể vi phạm đã phải trả giá rất lớn bằng trách nhiệm xử lý pháp luật hình sự. Mong các doanh nghiệp, cá nhân từ nay hãy chú trọng hơn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu để hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi và phát triển”.

Từ vụ án trên, ta thấy một trường hợp đã bị xử lý hình sự với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Đây là tin tốt cho những cá nhân, tổ chức có tài sản trí tuệ đã được cấp Văn bằng bảo hộ ở Việt Nam và có cách thức làm ăn chân chính. Đồng thời, đây cũng là một bài học, một hồi chuông cảnh báo cho những đối tượng đã hoặc đang có ý định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bởi từ nay, pháp nhân không chỉ dừng lại ở việc chịu trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính mà giờ hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm xử lý hình sự nhất là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ – một lĩnh vực mà trước giờ ở Việt Nam tình trạng xâm phạm diễn ra rất nhiều.

Các tin liên quan

Trả lời