Những năm gần đây, làn sóng sử dụng nhôm trong xây dựng đã du nhập và ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong tương lai, vật liệu này được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường bởi đặc tính nhẹ, bền và khả năng hiện thực những ý tưởng độc đáo mà các vật liệu khác không làm được.
Ứng dụng của nhôm trong các công trình nổi tiếng trên thế giới
So với sắt, thép, nhôm là một vật liệu mới trong xây dựng. Trước năm 1920, nhôm không được sử dụng rộng rãi trong xây dựng bởi nguồn cung hạn chế và giá thành cao. Chỉ khi quá trình điện phân làm giảm giá thành nhôm xuống 80%, kim loại này bắt đầu được ưa chuộng ở các công trình hiện đại trên thế giới.
Tòa nhà nổi tiếng đầu tiên sử dụng nhôm như một trong những vật liệu chủ chốt là Empire State . Năm 1993, toàn bộ khung sắt của tất cả 6.514 cửa sổ của tòa nhà được thay thế bằng khung nhôm. Các cửa sổ mới chiếm 30% bề mặt tòa nhà, tiết kiệm 16% năng lượng tiêu thụ hàng năm.
Dạo quanh thế giới, không khó để bắt gặp ứng dụng của nhôm trong xây dựng, đặc biệt là các công trình biểu tượng như St Mary Axe – Anh, Moscow City – Nga,… Hiện nay các công trình kiến trúc xanh cũng ưa chuộng sử dụng nhôm vì đặc tính linh hoạt, tiết kiệm năng lượng, như phòng hòa nhạc Sage Gateshead – Anh, Trung tâm Hội nghị & Nghỉ dưỡng Gaylord Texan – Mỹ… Để tóm lược sự phổ biến của vật liệu này, theo trang Aluminium Leader, 25% nhôm sản xuất trên thế giới được sử dụng trong xây dựng.
Mảnh ghép không thể thiếu trong các công trình tại Việt Nam
Không nằm ngoài xu hướng thế giới, làn sóng sử dụng nhôm trong xây dựng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công trình sử dụng nhôm như: Vinhomes Ocean Park, Flamingo Cát Bà, Ngân hàng Quân đội, Ecopark, Regent Hotels & Resorts Phú Quốc,…
Nhôm có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Ưu điểm đầu tiên là trọng lượng riêng thấp. Với cùng một khả năng chịu lực, trọng lượng của một tấm nhôm bằng một nửa đến 2/3 trọng lượng tấm thép và nhỏ hơn bê tông cốt thép tới 7 lần. Do đó, các công trình cao tầng muốn giảm trọng lượng, dễ dàng thi công nên sử dụng nhôm.
Thứ hai, nhôm là kim loại bền vững, có khả năng chống ăn mòn và không bị mất các đặc tính vật lý trong điều kiện nhiệt độ từ –80°C đến +300°C. Do vậy, các cấu trúc bằng nhôm ít bị phá hủy trong hỏa hoạn hay mọi điều kiện khí hậu.
Hơn thế, nhôm là công cụ cho sự sáng tạo không giới hạn của các kiến trúc sư nhờ khả năng dễ định hình nhưng vẫn đảm bảo kết cấu – điều mà các vật liệu khác như gỗ, thép, nhựa không thể làm được. Có ý kiến cho rằng với sự phát triển của công nghệ sản xuất nhôm và khả năng xây dựng của Việt Nam, chúng ta có thể kỳ vọng những thiết kế ấn tượng như phòng hòa nhạc Sage Gateshead (Anh Quốc) trong tương lai không xa.
Theo dự báo, dân số thế giới là 10 tỷ người vào năm 2050, đồng nghĩa vấn đề môi trường sẽ trở nên nghiêm trọng, bao gồm khả năng thiếu đất, nước và các nguồn tài nguyên khác. Nhôm là kim loại có thể tái chế, giúp giảm đáng kể phát thải CO2. Vì thế, nhôm là vật liệu của tương lai và sẽ ngày càng phổ biến.
Nhà máy Nhôm Việt Pháp SHAL đầu tư trang thiết bị hiện đại, cung cấp giải pháp nhôm tổng thể hàng đầu Việt Nam – Nguồn ảnh: Nhôm Việt Pháp SHAL.
Nắm bắt xu hướng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển sản xuất nhôm với tiêu chuẩn chất lượng thế giới. Thuộc top dẫn đầu phải kể đến thương hiệu với nhiều chứng chỉ về chất lượng (ISO 9001:2015; ISO 14001:2015; Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, Chứng nhận sơn tĩnh điện đạt chuẩn; Chứng nhận Jotun về bảo hành sản phẩm sơn 30 năm; Chứng nhận tiêu chuẩn Rohs – Bảo vệ con người và môi trường).
Đây là một trong ít những doanh nghiệp có khả năng cung cấp giải pháp nhôm tổng thể từ nhôm nguyên liệu tinh khiết đến nhôm thành phẩm, có Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam giúp hạn chế sự phụ thuộc nguồn cung ứng nước ngoài, mang tới cơ hội sử dụng sản phẩm nhôm chất lượng với chi phí hợp lý cho thị trường trong nước.
Với những thương hiệu đi đầu như Nhôm Nhôm Việt Pháp SHAL, chúng ta kỳ vọng nhôm sẽ mang tới nhiều giải pháp hơn trong thời gian tới, góp phần tạo nên những công trình biểu tượng tại Việt Nam.
nguồn: Nhịp sống kinh tế